Điểm đến

Cung điện Potala - Nơi chứng kiến những thăng trầm lịch sử của Tây Tạng
Xem tất cả »

Cung điện Potala tọa lạc trên đồi Marpori cao 91 mét so với mặt bằng thành phố. Đây là ngọn đồi được tin tượng trưng cho Quán Thế Âm Bồ Tát, là một trong ba ngọn đồi thiêng của thủ phủ Lhasa. Chính vì vậy, quý Tăng ni, Phật tử và du khách đứng ở bất kỳ đâu tại Lhasa (Tây Tạng) cũng có thể chiêm ngưỡng quần thể cung điện đồ sộ, tráng lệ Potala.

Cung điện Potala nằm ở Lhasa, Tây Tạng, được xây dựng vào năm 637 sau công nguyên bởi vị vua Songtsen Gampo. Tuy nhiên, cung điện đã bị hủy hoại do những biến động lịch sử vào thế kỷ IX và thế kỷ XVII. Năm 1645, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 cho xây dựng lại hoàn toàn và phải mất hơn nửa thế kỷ công trình mới được hoàn thiện như kiến trúc hiện nay. Cung điện Potala đã từng là nơi ở và làm việc của các đời Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Tây Tạng cho đến Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Ngày nay, Potala đã trở thành một viện bảo tàng nổi tiếng, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan, chiêm bái Phật giáo Tây Tạng mỗi năm và được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1994. 

Trong những năm gần đây, Tây Tạng trở thành một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách hàng hương và du khách quốc tế. Có sự phát triển để đáp ứng nhu cầu du lịch, nhưng Tây Tạng vẫn giữ được nền văn hóa truyền thống đặc sắc, riêng biệt từ hàng ngàn năm lịch sử nói chung và cung điện Potala vẫn đứng uy nghiêm, cổ kính giữa đất trời mênh mông, hùng vĩ hiếm nơi nào trên thế giới có được nói riêng.

Về kiến trúc, cung điện Potala gồm 3 khu vực chính: Khu cung thành phía trước núi, Khu cung thất trên đỉnh núi - gồm Hồng Cung và Bạch Cung và khu hồ phía sau núi. Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 vọng gác, là nơi đặt các cơ quan quản lý phục vụ cung. Nằm trên đỉnh cung điện Potala là Hồng Cung, được xem là nơi quan trọng nhất ở Potala, bao gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt Lai Lạt Ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác. Bên phải Hồng Cung là Bạch Cung, được người Tây Tạng coi là biểu tượng hòa binh và là nơi sinh hoạt của Đạt Lai Lạt Ma khi tại vị. Trong cung điện vẫn còn lưu giữ những đàn tràng có tuổi đời cách đây hàng trăm năm được đúc vô cùng cầu kỳ và tinh xảo, đồng thời trưng bày hàng ngàn bức tượng Phật đủ kích thước và tạo hình được làm bằng vàng, bạc, đồng,…


Ven tường bao ngoài dưới chân cung điện là Kora với hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường trên con đường đi. Theo văn hóa Phật giáo của người Tây Tạng, họ sẽ vừa đi quanh cung điện và vừa đẩy chiếc kinh luân theo chiều kim đồng hồ.


Đối với người Tây Tạng, đặc biệt là những Tăng ni, Phật tử mỗi năm họ phải đi bộ vòng quanh cung điện Potala ít nhất một lần và theo chiều kim đồng hồ để bất cứ lúc nào thánh địa thiêng liêng này cũng nằm ở bên tay phải của họ, hướng đem lại những điều tốt đẹp và may mắn.


Tây Tạng – vùng đất thánh thần trên non cao nơi tôn giáo hòa nhậpvào đời sống văn hóa của người dân Tây Tạng, là một trong những di sản quý giá của kho tàng nhân loại. Đến và chiêm bái Phật giáo Tây Tạng được xem là một trong những trải nghiệm quý giá nhất đối với mỗi người Tăng ni, Phật tử một lòng hướng đến Phật pháp.

Tổng hợp

Kinh doanh: Hạnh Đào
  • Tỉ giá ngoại tệ

USD Đô-la Mỹ

22 325

EUR Euro

26 222

AUD

Đô-la Úc

17 124

CAD

Canada

17 905
CNY

Nhân dân tệ

3 530
INR

Ấn Độ 

347.81
THB

Thái Lan

649.22

JPY

Yên Nhật

206.93
TWD Đài Loan 710.278
LKR Sri Lanka 158.665
IDR Indonesia 1.895
KRW Hàn Quốc 20.86
BTN Bhutan 324.773
MMK Myanmar 21.926
KHR Campuchia 5.14